Gỗ Tần bì – Đặc điểm và những ứng dụng trong cuộc sống
Hiện nay trên thị trường gỗ của Việt Nam, ngoài những loại gỗ được khai thác từ rừng thiên nhiên thì cũng xuất hiện nhiều loại gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài. Một trong những loại gỗ nhập khẩu được ưa chuộng nhất hiện nay đó là gỗ tần bì. Gỗ tần bì có đặc điểm gì? Có đặc tính ra sao chắc hẳn không phải ai cũng tìm hiểu rõ. Vậy bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ này để những ai có nhu cầu sẽ có thể quyết định dễ dàng hơn.
Cây gỗ Tần bì trong tự nhiên
Khái niệm về gỗ tần bì
Gỗ Tần bì có tên khoa học là Fraxinus, thuộc loài thực vật thân gỗ. Tần bì được phân bổ chủ yếu ở những vùng có khí hậu lạnh, thời tiết càng lạnh chất lượng gỗ càng tốt. Vì vậy cây tần bì mọc nhiều ở các nước châu u và châu Mỹ. Đa số các giống gỗ tần bì hiện nay đều được trồng ở phương Tây và không phải là gỗ mọc tự nhiên. Tùy vào những vùng trồng gỗ khác nhau mà có những giống tần bì khác nhau như : Tần bì trắng (Fraxinus Americana), Tần bì xanh (Fraxinus pennsylvanica) Tần bì vàng (Fraxinus profunda) và Tần bì Carolina (Fraxinus caroliniana).
Vân gỗ Tần bì – mặt cắt ngang
Ưu điểm của gỗ tần bì
- Gỗ Tần bì có độ bám đinh, ốc và keo dán gỗ rất tốt, Gỗ có thể nhuộm đổi màu và phủ bóng để tạo ra những sản phẩm vừa đẹp mắt lại chắc chắn.
- Gỗ dễ khô, khả năng bị biến đổi d thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm thấp nên phù hợp để tạo ra các đồ nội thất.
- Gỗ Tần bì nhập khẩu còn có khả năng chịu lực cao, khi gặp va chạm gỗ hầu như không bị biến dạng.
- Gỗ cũng có thể được uốn cong bằng hơi nước.
Nhược điểm của gỗ tần bì
Gỗ Tần bì tự nhiên có khả năng chống mối mọt rất kém nhất là phần tâm gỗ. Do đó mà hầu hết gỗ tần bì hiện nay đều được xử lí với chất bảo quản và được phủ bóng để chống lại sự xâm hại này. Tuy nhiên phần dát gỗ lại dễ thấm chất bảo quản làm mất đi màu sắc tự nhiên của gỗ. Vì vậy, khi tiến hành xử lí gỗ tần bì cần tiến hành khá cẩn thận và đúng quy trình để tạo nên những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Những đặc điểm gì khiến gỗ tần bì được ưa chuộng?
Gỗ Tần bì là loại gỗ có dát gỗ nhạt, sáng, ở tâm gỗ có màu sắc đa dạng. Vân gỗ tần bì là các hình elip đồng tâm, thớ gỗ thô mịn rất đẹp mắt.
Gỗ Tần bì khi mới được khai thác trong tự nhiên
Gỗ Tần bì mang những tính chất khá tốt về sự dẻo dai, ít khi biến dạng khi đem đi sấy, chịu lực và kháng va chạm rất tốt. Loại gỗ này còn có độ bám đinh, bám keo cực tốt nên rất dễ gia công thành các sản phẩm có chất lượng tốt. Gỗ tần bì có khả năng thấm nước sơn, màu nhuộm khá tốt nên các sản phẩm được tạo ra khiến cho mọi không gian kiến trúc đều trở nên sang trọng và ấm cúng.
Chính các đặc điểm trên mà gỗ tần bì ngày càng được ưa chuộng sử dụng làm đồ nội thất tại các văn phòng, chung cư, nhà hàng như: Tủ bếp, bàn ăn, cửa, cầu thang, kệ tivi, giường, tỉ quần áo, sàn nhà…
Cách phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi
Trên thực tế, gỗ Sồi và gỗ Tần bì nhìn bề ngoài khá giống nhau, đặc biệt gỗ sồi khi già có vân rất giống với gỗ tần bì. Lợi dụng điều này nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng lẫn hai loại này để bán cho khách hàng. Vì vậy, sau đây sẽ là các cách đơn giản hướng dẫn các bạn phân biệt hai loại gỗ này.
So sánh 2 vân gỗ Tần bì và gỗ Sồi
- Về màu sắc: Gỗ Sồi có hai loại là gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Gỗ sồi đỏ có màu đậm hơn gỗ Tần bì nhưng gỗ Sồi trắng lại có màu gần giống. Nếu ai là người sành về gỗ thì việc nhận biết qua màu sắc rất dễ dàng nhưng khi đã qua chế biến, phủ vecni thì rất khó nhận biết
- Về vân gỗ: đây là cách nhận biết dễ dàng nhất bằng mắt thường. Gỗ Sồi có vân hình núi còn gỗ tần bì có vân là các hình elip đồng tâm.
- Về tom gỗ: Trên bề mặt của gỗ Sồi có nhiều tom gỗ còn gỗ Tần bì thì không có
Ngoài ra cũng có thể phân biệt hai loại gỗ này thông qua tính chất vật lý. Gỗ Tần bì có thể chịu lực tốt hơn gỗ sồi và chống mối mọt tốt hơn
Cách bảo quản gỗ tần bì
Cách bảo quản gỗ Tần bì đúng cách
Cũng như các loại gỗ khác, bạn cần bảo quản gỗ Tần bì cẩn thận để thời gian sử dụng được lâu nhất. Tránh để các vật dụng làm từ gỗ tần bì ngoài trời mưa nắng quá lâu dễ khiến gỗ bị giòn gây ra hiện tượng nứt gãy và phai màu gỗ. Đặc biệt không sử dụng bất kỳ loại nước tẩy rửa nào có tính ăn mòn mà nên sử dụng dầu để lau chùi sẽ giúp màu gỗ luôn được sáng bóng. Ngoài ra, hàng ngày nên sử dụng các loại khăn mềm khô để lau chùi thường xuyên các vật dụng làm từ gỗ tần bì để các sản phẩm không bị bám bụi và luôn được như mới.
Giá cả của gỗ tần bì trên thị trường
So với các loại gỗ nhập khẩu hiện nay trên thị trường thì giá gỗ Tần bì phù hợp với thu nhập của người Việt Nam. Gỗ tần bì trên thị trường có giá giao động từ 10 đến 15 triệu đồng/ m3. Lại thêm một lý do để gỗ tần bì nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng Việt Nam. Cũng chính vì nhu cầu ngày càng lớn như vậy mà số lượng của các nhà cung cấp gỗ tần bì cũng tăng khá nhanh. Do vậy, để tránh mua phải hàng kém chất lượng mà giá lại trên trời thì bạn nên tham khảo nhiều địa chỉ khác nhau. Từ đó tìm ra nơi nào giá vừa phải mà chất lượng lại tốt.
Ứng dụng của gỗ tần bì trong cuộc sống
Gỗ Tần bì trên thị trường Việt Nam hiện nay được chủ yếu được nhập khẩu từ Nga và Mỹ. Với chất lượng và màu sắc khá giống với gỗ sồi nhưng có giá thành rẻ hơn do đó mà gỗ tần bì rất được thị trường ưa chuộng và được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất. Dưới đây noithatvhome xin được liệt kê những đồ nội thất gỗ tần bì phổ biến hiện nay.
Sàn gỗ tần bì
Sàn gỗ Tần bì mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tự nhiên
Hiện nay sàn gỗ lát sàn rất đa dạng. Gỗ Tần bì cũng là một trong những loại gỗ được sử dụng rất phổ biến. Vân gỗ đẹp, giá thành hợp lí, màu sắc nhẹ nhàng thích hợp trang trí trong nhiều phong cách thiết kế nội thất phổ biến hiện nay.
Giường ngủ gỗ tần bì
Mẫu giường ngủ gỗ tần bì đẹp, đơn giản
Giường ngủ gỗ tần bì với mẫu mã đẹp, màu sắc đem lại cảm giác sang trọng cho không gian phòng ngủ. Gỗ tần bì luôn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho khách hàng khi lựa chọn để thiết kế giường ngủ. Màu sắc khá giống với gỗ sồi nhưng giá thành rẻ hơn mà chất lượng vẫn được đảm bảo tốt, giường ngủ gỗ tần bì luôn bền đẹp theo thời gian sử dụng. Thông thường khi thiết kế – trang trí nội thất phòng ngủ với gỗ tần bì bạn nên thiết kế theo combo gồm giường tủ, và bàn phấn sẽ khiến không gian phòng ngủ đẹp hơn và sang trọng hơn rất nhiều.
Tủ quần áo gỗ tần bì
Tủ quần áo được làm từ gỗ Tần bì
Tủ quần áo gỗ Tần bì là một sản phẩm nội thất dùng trong trang trí và làm tăng sự tiện dụng cho không gian phòng ngủ. Gỗ tần bì là một loại gỗ được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất do đó mà tủ quần áo cũng hoàn toàn có thể được tạo nên từ loại gỗ này.
Tủ bếp gỗ tần bì
Tủ bếp gỗ Tần bì đem lại sự tiện lợi và vẻ đẹp tự nhiên cho không gian bếp
Tủ bếp gỗ tần bì là một trong những chất liệu được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Những tấm gỗ tần bì tự nhiên khổ lớn được ghép lại thành hệ tủ liên hoàn dùng trang trí nhà bếp đồng thời tạo ra nhiều không gian lưu trữ đồ dùng nhà bếp hơn. Với ưu điểm trong việc chống được mối mọt, chịu được độ ẩm và ít bị cong vênh do đó mà việc lựa chọn vật liệu gỗ tần bì để thiết kế hệ tủ bếp là một lựa chọn hợp lí.
Cầu thang gỗ tần bì
Mẫu cầu thang và bậc cầu thang gỗ Tần bì đẹp, hiện đại
Gỗ Tần bì được dùng là thành tay nắm, trụ đề ba và mặt bậc cầu thang là chủ yếu. Cũng giống như nhiều loại vật liệu khác, nhiều người lựa chọn gỗ Tần bì làm bậc cầu thang bởi nhiều yếu tố bên cạnh chất lượng sản phẩm tốt thì màu sắc và giá thành cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhiều chủ đầu tư. Cầu thang gỗ Tần bì đem lại vẻ đẹp vừa sang trọng vừa hiện đại cho bất cứ ngôi nhà nào.
Xem thêm >> Mẫu cầu thang gỗ đẹp phổ biến hiện nay
Bên cạnh những sản phẩn kể trên gỗ tần bì hiện nay còn được ứng dụng để tạo nên rất nhiều đồ nội thất trang trí khác nhau nữa. Tùy theo nhu cầu thiết kế cũng như lựa chọn của khách hàng trong việc trang trí mà hầu hết các nhà cung cấp và sản xuất đồ nội thất đều có thể đáp ứng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về gỗ tần bì để các bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin trên là hữu ích giúp các bạn chọn cho mình được một loại gỗ phù hợp với ý tưởng về không gian kiến trúc mà bạn đang hướng đến. Từ đó giúp bạn có một không gian sống tiện nghi, thoải mái trong tương lai.
Tham khảo thêm một số loại vật liệu gỗ khác: