Những kiến thức cơ bản về gỗ Lim có thể bạn chưa biết
Gỗ Lim là một trong những vật liệu gỗ tự nhiên được nhắc đến nhiều nhất trong việc sản xuất những món đồ nội thất cao cấp bởi đây thực sự là một loại gỗ có chất lượng cao và quý hiếm. Lý giải rõ hơn về thông tin này, Nội thất V-Home mời quý khách hàng theo dõi bài viết ngay sau đây.
Đồ nội thất bằng gỗ Lim mang đến vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho ngôi nhà
Thông tin cơ bản về gỗ Lim
Gỗ Lim là tên gọi chung cho các loại loại gỗ lấy từ một số cây lim như lim xanh, lim xẹt, lim Lào… Cây lim thuộc nhóm II, họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum Fordii.
Cận cảnh vân gỗ Lim và màu sắc bắt mắt
Khi trưởng thành một cây lim có chiều cao 30m. Cây gỗ lim mọc lẻ sẽ có cành thấp, cành cây non màu có màu xanh lục. Thân cây thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu có nhiều nốt sần màu nâu nhạt sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong có màu nâu. Lá của cây có kép lông chim hai lần và mọc cách. Hoa hình chùm kép, quả có hình trái thuôn, hạt dẹt màu nâu đen, xếp chồng lên nhau, vỏ hạt cứng, dây rốn dày và to gần bằng hạt. Khi còn nhỏ cây có thể chịu bóng nhưng khi trưởng thành thì Lim là loại cây ưa sáng. Cây lim được phân bố trong khí hậu nhiệt đới mưa mùa và thường là ở các vùng đất sét pha sâu và dày. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt. Quốc gia chủ yếu xuất hiện gỗ Lim là ở Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc.
Ưu và nhược điểm của gỗ lim
Được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất các đồ nội thất nhà đẹp, vậy bạn có biết ưu – nhược điểm của gỗ Lim là gì không? Nếu chưa rõ, mời bạn tham khảo thông tin dưới đây để lựa chọn sử dụng và bảo quản các món đồ cho thật tốt:
Ưu điểm
Nhờ những ưu điểm vượt trội mà gỗ Lim được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình xây dựng và thiết kế đồ nội thất
Lim là cây có chất lượng gỗ rất tốt, thân gỗ cứng, chắc và nặng, đặc biệt là không bị mối mọt tấn công. Gỗ có màu từ hơi nâu đến nâu thẫm, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp. Sản phẩm từ gỗ Lim không bị cong vênh hay nứt nẻ và biến dạng do thời tiết nên có độ bền cao, giá trị sử dụng có thể lên tới vài chục năm. Đây là một trong 4 loại tứ thiết của nước ta cùng với đinh, sến và gụ nên luôn đảm bảo tốt và rắn chắc.
Nhược điểm
Cân nhắc một vài nhược điểm của gỗ để quyết định sử dụng sản phẩm cho phù hợp với không gian
- Đây là loại gỗ có mùi rất hắc, có thể gây dị ứng cho mũi. Trước kia người ta cho rằng đây là một loại gỗ có độc tố bởi những ai tiếp xúc với chúng đều hắt hơi liên tục, và có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên sau đó điều này được giải thích là chỉ trong quá trình sản xuất hoặc chế tác đồ gỗ, vô tình hít phải bụi cưa mới gây ra hiện tượng trên.
- Cây gỗ lim sinh trưởng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên hoặc Lim Lào.
- Giá thành một sản phẩm làm từ gỗ lim rất cao do số lượng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.
- Vì loại gỗ này cứng và chắc nên có trọng lượng rất nặng gây khó khăn khi thi công và lắp đặt các sản phẩm.
- Nếu để một thời gian lâu hay ngâm dưới bùn thì bề mặt gỗ sẽ có màu đen.
Bạn đang quan tâm:
- Gỗ óc chó và ứng dụng trong thiết kế nội thất
- Gỗ Samu – giải mã đặc điểm và ứng dụng trong đời sống
- Gỗ Tần bì – Đặc điểm và những ứng dụng trong cuộc sống
Một số loại gỗ Lim phổ biến
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 4 loại gỗ Lim được biết đến nhiều nhất đó là lim Lào và lim Nam Phi. Bạn có thể phân biệt các loại này qua những điểm sau:
- Về tỉ trọng thì lim Nam Phi nhẹ hơn lim Lào tới 1,2-1,5 lần có thể do điều kiện sinh trưởng và phát triển của hai loại lim này khác nhau. Tuy nhiên, gỗ Lim xuất xứ từ Lào có độ ổn định cao hơn, khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ lim Nam Phi rất nhiều, nhất là sau quá trình chế tác thành phẩm thì sản phẩm từ Lim Lào thích nghi và phù hợp hơn với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Gỗ lim Lào cũng có màu đỏ hơn và đậm hơn gỗ lim Nam Phi. Khi được phun màu thì lim Lào có màu sắc sáng bóng hơn, vân gỗ mịn hơn gỗ lim Nam Phi.
Các loại gỗ Lim đều thuộc dòng quý, đảm bảo chất lượng và có giá trị kinh tế cao
- Gỗ lim xanh là gỗ có dác màu xám nhạt, gỗ non có màu vàng nâu, khi gỗ già có màu vàng đen. Lõi bên trong có màu xanh vàng khi mới được chặt nhưng sau đó sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Gỗ có dăm thô, thớ xoắn, chéo và hơi óng ánh. Loại gỗ này có đặc điểm là rất bền, óng đẹp và không bị mối mọt hoặc mục ở trong điều kiện tự nhiên.
- Gỗ lim xẹt có màu vàng nâu, chắc, bền, vân nhỏ không đều, mạch to mật độ trung bình, nhu mô quanh mạch rõ.
Giá gỗ lim trên thị trường
Giá bán gỗ Lim phụ thuộc vào nhiều yếu tố đòi hỏi người mua phải tìm hiểu thật kỹ
Tùy vào từng loại gỗ Lim và cách thức xẻ gỗ từ cây ra mà giá gỗ Lim khác nhau. Chẳng hạn đối với gỗ lim Nam Phi khi để khối gỗ tròn thì có giá khoảng 13-18 triệu đồng/ m3, khi bán theo hình thức gỗ hộp thì có giá là 12-15 triệu đồng/ m3. Trong khi đó giá gỗ lim Lào đắt hơn rất nhiều đó là khoảng 26- 30 triệu đồng/m3. Tuy nhiên những con số mà chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn cũng như cần biết giá chính xác của gỗ hoặc của sản phẩm làm từ loại gỗ này, bạn có thể liên lạc với một cơ sở buôn bán uy tín. Đây sẽ là nơi cho bạn thông tin cuối cùng quyết định chi phí thực sự bạn sẽ phải chi trả một cách nhanh và chuẩn nhất.
Xem thêm:
- Gỗ Mun – Bật mí những điều không phải ai cũng biết
- Gỗ Kim giao – Đặc điểm và ứng dụng thực tiễn
- Gỗ xoan đào và những ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất
Gỗ lim được ứng dụng thế nào trong cuộc sống?
Do những đặc tính ưu việt như cứng, chắc, nặng và bền, không bị mối mọt nên từ rất lâu về trước gỗ Lim đã được dùng các công trình xây dựng như: cột, kèo, xà hay trong các kiến trúc nhà theo lối cổ, truyền thống. Loại gỗ này cũng được ứng dụng trong nhiều công trình thủy lợi như: cầu cống, đóng tàu thuyền, làm ván sàn, tà vẹt…hay dùng để đóng các đồ trang trí trong gia đình. Nhờ độ bền mà gỗ lim cũng rất được ưa chuộng trong làm cửa, lát sàn nhà, lát cầu thang đem lại cho con người giá trị sử dụng cao nên tới vài chục năm. Những sản phẩm như cửa gỗ lim, bàn ghế, sập, tủ… đều là những món nội thất gỗ cao cấp với giá thành không hề nhỏ.
Một lưu ý rất đáng lưu tâm khi xét về khía cạnh phong thủy và sự khắt khe trong tư tưởng của người Việt xưa, đó là: không nên dùng gỗ lim để làm giường ngủ hay tủ trong nhà. Nguyên nhân cụ thể như sau:
– Do trong quá trình sản xuất và chế biến, môi trường làm việc của nghệ nhân thường xuyên tồn tại những mạt gỗ Lim rất nhỏ và rất sắc, bay lơ lửng trong không khí. Nếu vô tình bạn hít phải, một điều dễ hiểu là bạn sẽ bị bị dị ứng hắt hơi hay mẩn ngứa. Tuy nhiên nhiều người không hiểu rõ ngọn nguồn lại đáng giá rằng gỗ lim có độc.
– Xưa kia, gỗ lim thường được sử dụng trong việc làm đình, chùa, hoặc các công trình mang tín ngưỡng tôn giáo. Trong một số trường hợp có biến động, các công trình nói trên sẽ bị phá huỷ tuy nhiên nguyên liệu tạo nên các công trình này, mà cụ thể ở đây là gỗ lại được giữ lại. Sau một thời gian, khối vật liệu này có thể quay lại thị trường một cách trôi nổi với số lượng khá lớn trong dân gian và cuối cùng được nghệ nhân sử dụng để làm giường ngủ hay tủ. Nếu không may bạn dùng phải những món đồ gỗ đó thì sẽ không tốt cho cả bạn và gia đình.
Cửa gỗ Lim Nam Phi
Sàn gỗ Lim
Bàn ghế phòng khách gỗ Lim
Lát bậc cầu thang bằng gỗ Lim
Kết luận
Gỗ Lim nói riêng hay dòng gỗ quý tự nhiên nói chung luôn là những loại vật liệu được đánh giá rất cao bởi nhiều yếu tố chất lượng và tính thẩm mỹ khi sử dụng chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, tùy vào từng nhu cầu, khả năng tài chính cũng như quan niệm của mỗi gia đình mà bạn phải tìm hiểu thông tin và lựa chọn loại gỗ phù hợp. Đối với gỗ Lim, bạn có thể tham khảo những chia sẻ trong bài viết trên của Nội thất V-Home và cân nhắc xem có nên sử dụng loại vật liệu này hay không, hoặc nếu có sử dụng thì bạn nên lựa chọn ứng dụng nào của gỗ. Chúng tôi rất hi vọng bài viết có thể mang lại phần nào những điều hữu ích để giúp bạn có một quyết định thật đúng đắn và tốt cho cả gia đình mình.