Gỗ ghép thanh – vật liệu giá rẻ nhưng chất lượng

Gỗ ghép thanh là một trong những vật liệu gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất nội thất hiện nay. Vậy loại gỗ này có điều gì đặc biệt hay ưu nhược điểm của nó như thế nào mà lại được nhiều người ưa chuộng đến vậy? Mời quý khách hàng tham khảo những thông tin tổng hợp dưới đây của Nội thất V-Home để có được cái nhìn cụ thể nhất nhé!

Thế nào là gỗ ghép thanh?

Gỗ ghép thanh được sản xuất bằng nguyên liệu chính là các loại gỗ tự nhiên. Những thanh gỗ nhỏ sau khi được xẻ ra từ những cây gỗ tự nhiên thì qua công nghệ hiện đại để xử lý, tẩm sấy, loại bỏ những tác nhân gây hại như mối mọt, ẩm mốc để tạo thành những thanh gỗ lớn hơn. Sau đó, nghệ nhân sẽ cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm dùng để chế tác những đồ nội thất hiện đại chắc chắn và có mẫu mã đẹp.

Lịch sử hình thành và phát triển thì từ những năm thập niên 70 của thế kỷ trước gỗ ghép thanh đã được dùng phổ biến. Châu Âu nơi có nhiều cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn chính là nơi có sản lượng gỗ ghép thanh lớn nhất trên thế giới. Cho đến này thì hầu hết các nước ở Châu Á và Châu Mỹ cũng đang dùng loại gỗ này như một loại vật liệu hiệu quả. Riêng tại Châu Á, gỗ ghép thanh của Nhật Bản đang được xem là loại gỗ ưu việt nhất khi chỉ cần tạo mộng mà không cần phải dùng keo kết dính khi chế tác. Còn ở Việt Nam, những sản phẩm nội thất làm từ gỗ ghép thanh giá rẻ cũng đã trở thành sự lựa chọn được cân nhắc hàng đầu việc thiết kế nội thất cho nhiều công trình hiện đại ở các đô thị hoặc tỉnh thành phố lớn.

Yêu cầu về gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh về cơ bản được tạo thành từ những thanh gỗ ghép lại với nhau bằng những chất kết dính. Loại gỗ này không đặt nặng tiêu chuẩn về thịt gỗ những thanh gỗ có thể được lấy từ những phần bìa của gỗ, hay tận dụng những loại gỗ có đường kính nhỏ mà bạn không thể dùng để đóng được các đồ nội thất đơn lẻ, tuy nhiên để đưa vào sản xuất thì kết cấu của gỗ cần phải được đảm bảo, đặc biệt là thành phần quan trọng để tạo độ kết dính giữa các thanh gỗ đó là keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC). Trong hai loại keo này thì keo UF thường được dùng để gia công các loại gỗ ghép thanh dùng cho nội thất còn PF với hàm lượng Formaldehyde cao hơn dùng để gia công phần vật liệu ngoại thất.

Cách thức tạo thành gỗ ghép thanh

Có 4 cách thức để tạo thành các tấm gỗ ghép thanh đó là ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh và ghép giác. Chi tiết như sau:

  • Gỗ ghép song song sẽ là sự kết hợp của nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài nhưng chiều rộng có thể khác nhau, được ghép song song để tạo thành tấm gỗ lớn.
  • Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu thanh gỗ được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, sau đó mới tiếp tục được ghép song song thành gỗ ghép thanh nguyên tấm mà bạn chỉ thấy vết ghép răng phía trên bề mặt
  • Gỗ ghép cạnh là nhiều thanh gỗ ngắn mà bên cạnh được xẻ thành hình răng ở hai bên cạnh rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau, sau đó ghép song song để tạo thành tấm gỗ lớn giống như ghép mặt
  • Gỗ ghép giác là tấm gỗ được ghép song song từ các thanh có chiều dài bằng nhau. Trước đó các thanh gỗ này được tạo thành từ nhiều thanh gỗ ngắn giống như ghép mặt và ghép cạnh, tuy nhiên mối ghép lại có hình dạng khác nhau.

Hiện nay, các thanh gỗ ghép đều có kích thước tiêu chuẩn là 1220 mm x 2400 mm và có độ dày 12 đến 20 ly.

Có thể bạn quan tâm:

Ưu – nhược điểm của gỗ ghép thanh

Cũng như bất kỳ một loại vật liệu nào khác, gỗ ghép thanh cũng có những ưu – nhược điểm nhất định để phân biệt và giúp người dùng cân nhắc sử dụng, đó là:

Ưu điểm

  • Khắc phục được tình trạng khan hiếm của gỗ tự nhiên có giá trị kinh tế lớn, bởi gỗ ghép thanh chủ yếu được lấy từ những loại cây gỗ nhỏ hoặc được xẻ từ những nhánh nhỏ của cây mà tạo thành nên giúp con người tận dụng triệt để được nguồn nguyên liệu.
  • Trước khi ghép thành thanh gỗ để làm nội thất, loại gỗ này đã được xử lý rất kỹ nên có khả năng tránh được mối mọt, ẩm mốc, cong vênh.
  • Có rất nhiều mẫu mã để cho bạn lựa chọn và nếu xử lý tốt bề mặt thì có độ bền màu rất cao, khả năng chống va đập tốt và tính thẩm mỹ không thua kém gì gỗ tự nhiên thực thụ.
  • Giá thành của gỗ ghép thanh lại rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối rất nhiều.

Nhược điểm

Bởi vì được ghép từ nhiều thanh gỗ phi tiêu chuẩn nên hạn chế về tính đồng đều và màu sắc, vân của gỗ cũng không đẹp và các sản phẩm cũng khó có thể chau chuốt.

Ứng dụng của gỗ ghép thanh trong sản xuất nội thất

Do nhu cầu dùng đồ nội thất bằng gỗ ngày càng cao, trong khi đó gỗ ghép thanh lại có quá nhiều ưu điểm nên một điều dễ hiểu là con người sẽ ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn loại gỗ này trong sản xuất đồ dùng cho cuộc sống. Nó có thể là nguyên liệu để làm đồ nội thất trong những trường hợp sau:

  • Sản xuất đồ nội thất gia đình như giường gỗ ghép thanh hoặc bàn ghế gỗ ghép thanh.

  • Các kiến trúc sư cũng dùng loại gỗ này để trang trí nội thất shop bán hàng, showroom trưng bày, văn phòng, cửa hàng.
  • Vì nó có khả năng chống mốc, chống nước và mối mọt cao nên nó cũng được dùng để thiết kế đồ nội thất ngoài trời

Sàn gỗ ghép thanh

  • Thi công sàn gỗ gia đình, văn phòng
  • Lót sàn trang trí, ván gỗ ghép thanh
  • Làm kệ để đồ, kệ sách

  • Các sản phẩm mỹ nghệ tự chế
  • Sản xuất ghế hội trường, ghế rạp chiếu phim
  • Làm khung tranh, chạm khắc 3D hoặc in hình trên gỗ

Gỗ ghép thanh có giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường gỗ ghép thanh Hà Nội được sản xuất với nhiều quy cách khác nhau và bằng nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau. Chính vì thế, giá bán hiện tại của gỗ ghép thanh còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng, nguồn gỗ ghép cũng như đặc trưng công nghệ riêng của mỗi phân xưởng. Ngoài ra, ở mỗi thời điểm, giá của gỗ ghép thanh cũng thay đổi liên tục chính vì vậy bạn nên chọn một nhà cung cấp uy tín, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định dùng loại liệu này để có thể sở hữu những sản phẩm chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất.

Xem thêm:

Kết luận

Gỗ ghép thanh là một nguyên liệu vừa chất lượng lại giúp các gia đình có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí đầu tư nội thất. Hơn thế nữa, vật liệu này còn giúp giải quyết đáng kể tình trạng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hiện nay, cho nên nếu quan tâm bạn hãy tham khảo những thông tin hữu ích ở bài viết trên đây và cân nhắc để có sự lựa chọn tối ưu nhất cho không gian sống và điều kiện của gia đình mình nhé!